Ăn dặm truyền thống có những ưu nhược điểm gì?

Phương pháp ăn dặm truyền thống là một phương pháp đã được thực hiện qua nhiều thế hệ của các bà mẹ. Nó đã được thử và thử nghiệm bởi rất rất nhiều lớp trẻ nhỏ từ nhiều năm về trước. Nó cũng nhận được rất ít lời chê bai, tuy nhiên thì hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi là cả 3 phương pháp ăn dặm: BLW, kiểu Nhật và truyền thống.

Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn dặm truyền thống là gì?

Việc đưa các loại thực phẩm ăn dặm truyền thống như gạo nghiền và rau củ xay nhuyễn. Sau đó áp dụng vào chế độ ăn của bé 6 tháng tuổi. Cũng vẫn mang tính chất là bổ sung sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ đặt em bé ngồi thẳng trên sàn hoặc trên ghế cho ăn. Sử dụng một chiếc đĩa/ bát nhỏ và thìa nhỏ, và dùng thìa xúc từng chút đưa thức ăn từ từ vào miệng cho bé ăn. Dần dần, trẻ được cho ăn dần chuyển sang thực phẩm có kết cấu đặc hơn, thô hơn. Và không nghiền xay quá nhiều nữa.

an-dam-truyen-thong-la-gi

Ăn dặm truyền thống là phương pháp khá quen thuộc với các mẹ Việt. Phương pháp này từ ông bà truyền lại. Các bé sẽ được ăn bột với sự kết hợp từ thịt, rau củ, cá nhuyễn trộn lẫn từ lúc bắt đầu ăn dặm. Khi bé lớn hơn và bắt đầu mọc răng thì chuyển sang cháo với thực phẩm xay nát.

Nấu bột theo ước lượng nên thường bé sẽ bị dư thừa hoặc thiếu chất trong giai đoạn đầu tập ăn. Không phân biệt những loại thức ăn và độ thô chế biến thức ăn cho từng giai đoạn. Khi cho bé ăn bố mẹ hay ép bé, ẵm đi rong hoặc cho xem tivi.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Trẻ không có răng có thể nhai thức ăn mềm, nghiền khá dễ dàng,…
  • Đây là một phương pháp an toàn với khả năng bị nghẹn thấp. Vì thức ăn mềm và dễ tan trong miệng.
  • Cha mẹ có thể theo dõi những gì bé thích.
  • Ít lộn xộn và lấm bẩn hơn so với ăn dặm do em bé tự chỉ huy (BLW). Vì bạn chịu trách nhiệm cho trẻ ăn và em bé thường không có bất kì sự kiểm soát vật lý nào đối với thức ăn được cho bé ăn.
  • Bạn biết chính xác lượng thức ăn của bé là bao nhiêu? Đặc biệt là khi bạn cung cấp thực phẩm giàu chất sắt và kẽm. Bạn biết bao nhiêu chất dinh dưỡng quan trọng này sẽ đi vào miệng của chúng.
  • Nếu em bé phản ứng tốt, bạn có thể áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống và kết hợp giới thiệu thức ăn cầm tay. Và các đồ ăn thô cứng hơn sớm hơn trong năm đến tám tuần.
  • Cũng dễ dàng hơn nếu bạn phải cho em bé ăn không phải ở nhà. Vì bạn phụ trách quá trình chế biến và cho ăn nên trẻ có thể được cho ăn mọi lúc mọi nơi.
  • Nếu em bé không hợp tác hay thích nghi với những thay đổi trong chế độ ăn của mình. Bạn luôn có thể thêm một chút sữa mẹ vào thức ăn mềm xay nhuyễn này để hương vị quen thuộc với bé hơn.

uu-diem-cua-an-dam-truyen-thong

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.
  • Ăn hoàn toàn thức ăn xay nhuyễn làm ảnh hưởng tới khả năng ăn thô. Điều này làm khả năng nhai và nuốt kém hơn.
  • Là thực phẩm trộn lẫn nên bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn. Cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm sẽ không hấp thụ hết và dễ bị đi ngoài hoặc táo bón.
  • Nó có thể khá tốn thời gian, ít nhất là trong vài tháng đầu khi bạn đang dần dần cho bé ăn bằng thìa.
  • Bạn có thể mất nhiều lần thử nghiệm trước khi tìm ra sở thích của bé về hương vị và kết cấu.
  • Nếu em bé không thích thức ăn, và không có lựa chọn nào khác, bé có thể quấy khóc một chút.
  • Việc thiếu lựa chọn hoặc kiểm soát việc cho ăn cũng có thể cản trở mong muốn ăn nhiều hơn của bé. Trẻ em rất tự nhiên và thích chạm vào mọi thứ. Được cho ăn bằng thìa không tự nguyện có thể không hấp dẫn tất cả các bé.

Nhuoc-diem-cua-an-dam-truyen-thong

Những quan niệm sai lầm mẹ hay mắc phải khi áp dụng kiểu ăn dặm truyền thống:

Em bé cần răng để ăn

Không phải nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn, nghiền hoặc mềm. Vì em bé cần răng để ăn thô tốt hơn. Ngoài ra, đến sáu tháng tuổi, em bé đã có một cơ hàm đủ khỏe mạnh để có thể giúp chúng nhai thức ăn mềm khá hiệu quả.

Ninh xương để chế biến thức ăn cho bé mới nhiều dinh dưỡng

Mẹ cho rằng nước hầm xương đã có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Nhưng thực tế, những chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất vẫn nằm trong xương, thịt và rau. Nên sẽ tốt hơn nếu mẹ cho bé ăn cả nước lẫn cái thịt để đảm bảo dinh dưỡng trọn vẹn cho bé.

Thức ăn nấu một lượng lớn và hâm đi hâm lại nhiều lần trong ngày

Việc bé ăn mỗi lần một lượng nhỏ khiến mẹ rất khó chế biến. Thành ra mẹ lựa chọn là nấu sẵn một nồi cháo có đầy đủ thịt cá và rau củ rồi cho bé ăn dần? Tuy nhiên, khi mẹ hâm đi hâm lại nồi cháo sẽ dẫn đến việc mất chất và vitamin trong cháo. Nên hạn chế sử dụng nước hầm xương và nước mía luộc để nấu cháo cho trẻ. Vì khoa học đã chứng minh trong nước đó chỉ toàn chất béo và đường chứ không chứa canxi như ông bà ta lầm tưởng hầm ‘xương” cho nhiều can xi. Hãy thay thế bằng nước của các loại củ quả luộc để nấu cháo cho trẻ vừa có vị ngọt tự nhiên lại ít đường và chất béo.

Không ép trẻ

Hãy để bé ăn theo nhu cầu của mình, không nên quá ép bé ăn. Tạo thói quen ăn uống tốt cho bé như ngồi ăn chỗ cố định, tắt ti vi, nhạc và cho bé ăn cùng gia đình nếu có thể.

Lời kết

Nhiều ý kiến cho rằng phương pháp ăn dặm truyền thống không còn phù hợp với ngày nay. Thực tế không hẳn như vậy, mỗi năm vẫn có hàng triệu trẻ em Việt Nam đến tuổi ăn dặm được các bà các mẹ cho ăn theo phương pháp này. Từ việc khuấy bột cho con, xay chung thức ăn rau củ, thịt thà đến nhuyễn rồi khi trẻ mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo dần. Thức ăn kèm vẫn được cho vào chung với cháo thành một bát đủ dinh dưỡng.

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
0971217371
Facebook Chat Zalo Maps