Hiện nay, một số vấn đề về xương khớp như tình trạng viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp,… Không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà còn xảy ra ở nhiều người trẻ tuổi do lối sống thiếu khoa học. Bài viết dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp phòng tránh các bệnh xương khớp.
1. Duy trì cân nặng ổn định
Các chuyên gia về xương khớp cho biết, tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu liên quan đến những tổn thương và thoái hóa khớp, đặc biệt đối với trẻ em. Ở trẻ em, hệ thống xương khớp chưa được phát triển toàn diện. Khi trọng lượng của trẻ quá lớn sẽ tăng áp lực lên những vùng xương khớp như cột sống, khớp háng, khớp gối hay cổ chân. Điều này sẽ làm tổn thương đến hệ xương khớp của trẻ từ sớm. Cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề này để chăm sóc con trẻ một cách tốt nhất.
Những trẻ béo phì sẽ gặp phải những vấn đề về xương khớp nhưng cơ thể sẽ không có những biểu hiện ra bên ngoài. Việc bố mẹ khuyến khích các con chơi bóng rổ, đá bóng, chảy bộ hoặc nhảy dây,… là một sai lầm. Những môn thể thao này thực sự không phù hợp với trẻ béo phì vì nó sẽ khiến hệ xương khớp của trẻ càng bị tổn thương nhiều hơn.
Việc tập những bài thể dục vừa sức không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp khí huyết lưu thông và phòng ngừa được loãng xương hay tắc mạch. Nhưng cần chú ý, trước khi vận động, bạn cần phải chú ý khởi động và cân nhắc những môn thể thao phù hợp với tuổi tác.
Chạy bộ
2. Không nên giữ quá lâu một tư thế
Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc vận động, ăn uống để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối để giảm áp lực cho xương, bạn cũng nên tránh việc giữ quá lâu một tư thế.
Do đặc thù công việc chẳng hạn như lái xe, ngồi sửa đồ, may quần áo hoặc dân văn phòng phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính,… khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu, giữ quá lâu một tư thế làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông, dễ bị tắc mạch, teo cơ và loãng xương.
Như vậy, không nên ngồi quá lâu, thay vào đó bạn chỉ nên ngồi hay đứng tối đa 90 phút, sau đó nên đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng, ép giãn, đồng thời xoay các khớp cổ tay cổ chân và khớp vai,…
Rất nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có xu hướng nằm quá lâu, ít vận động khiến cho các khớp bị cứng, bị dính và tăng mức độ loãng xương, thậm chí teo cơ và bị loét ở những vùng tì đè. Việc này sẽ khiến cho quá trình điều trị rất khó khăn.
3. Loại bỏ các thói quen không tốt cho xương khớp
Bên cạnh những yếu tố kể trên, bạn cũng cần phải loại bỏ những thói quen không tốt cho xương, có thể kể đến như:
- Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ
- Tránh nằm những loại đệm quá mềm
- Không nằm võng quá nhiều
- Không đặt máy tính quá thấp
- Không nên cúi gằm khi di bê, nhấcùng điện thoại
- Không cúi khom người kh
- Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái
- Nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức
Những thói quen trên là rất sai lầm và có thể là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm hay đứt gân, gãy xương ở những người cao tuổi.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên bỏ thuốc lá và rượu bia, đây là những chất độc hại cho toàn cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng, các chất kích thích này chỉ ảnh hưởng đến gan và phổi nhưng thực tế là rượu bia được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp.
Thuốc là và rượu bia là những thứ không tốt
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân chủ quan không thăm khám kỹ khi gặp chấn thương dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau, chẳng hạn như thoái hóa khớp, đau nhức khớp mạn tính hay vẹo lệch trục chi,… Vì thế, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi gặp phải những vấn đề về xương khớp.
Có thể bạn quan tâm
Giảm đau dạ dày cấp tốc với những cách đơn giản tại nhà
10 cách trị mụn tại nhà bằng cái nguyên liệu tự nhiên
10 lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục
Trang phục Giáng sinh
Cải thiện giấc ngủ
Giảm cân nhanh hiệu quả
Cách làm trắng răng