Vải len là gì?
Vải len là một trong những chất liệu có nguồn gốc từ Pháp. Nó được làm từ sợi cấu tạo từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ,… Với độ dày dặn và mềm mại, nên chất liệu vải len thường được sử dụng để may những trang phục giữ ấm vào mùa đông.
Phân loại các loại vải áo len trên thị trường
Để có thể mix đồ với áo len, đòi hỏi mọi người phải tìm hiểu về các chất liệu vải len phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải len, nhưng được sử dụng phổ biến nhất là:
Len lông cừu thường:
Được làm từ lông xơ của cừu. Sau đó tạo quay tạo thành sợi và dệt thành len. Chất liệu này sờ vào rất mịn màng, mượt mà và đặc biệt dai hơn các loại len thông thường.
Len Cashmere:
Đây là chất liệu vải len đắt nhất thế giới, được làm từ chất liệu lông tơ của con dê nên có trọng lượng rất nhẹ, mềm mịn và đặc biệt có khả năng giữ ấm hiệu quả hơn các loại vải len khác gấp nhiều lần.
Len Angora:
Đây là loại len làm từ chất liệu lông thỏ nên sợi rất bông và có độ ấm nhất định. Tuy nhiên, độ bền của vải len này khá thấp, ít được sử dụng trong các sản phẩm thông thường chủ yếu để dệt khăn.
Len Alpaca:
Có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ được làm từ chất liệu lông lạc đà Alpaca, nên có đặc điểm rất mềm, mịn cùng trọng lượng rất nhẹ.
Len từ sợi vải cotton:
Đây là loại len có giá thành khá rẻ và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Chất liệu này có độ đàn hồi và độ bền cao, giữ ấm tốt nên thường được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm đời sống. Tuy nhiên, đặc tính của cotton chính là thấm giữ nước rất lâu nên quá trình giặt phơi rất lâu khô.
Len từ sợi tổng hợp:
Đây là chất liệu len có giá thành rẻ nhất nên được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống. Đặc điểm của nó thường khá năng, sợi len xù và không mịn như các loại len khác. Khi mặc cảm thấy hơi khó chịu, bí bách và khả năng giữ ấm cũng khá kém.
Đặc điểm của chất liệu vải len
Điểm nổi bật của chất liệu len chính là khả năng hỗ trợ làm ấm và giữ nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Vậy nên, đây luôn là chất liệu sử dụng để may các sản phẩm dành cho mùa đông như áo quần, khăn quàng cổ, tất tay, tất chân,… Bên cạnh đó, chất liệu vải len rất khó nhăn bởi cấu trúc của xơ len có cấu trúc mặt lưới nên hỗ trợ giữ nếp rất tốt, không lo nhăn nhúm như các chất liệu vải khác.
Ngoài ra, len có có khả năng cách điện tốt, bắt lửa thấp nên được ứng dụng vào thực tế rất nhiều như: May quần áo, làm đồ lưu niệm, đồ chơi,… Với bề mặt len khá mềm mịn nên tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc.
Ngoài những đặc điểm nổi bật thì chất liệu vải len cũng có một số nhược điểm như:
– Cấu trúc xen kẽ và liên kết, nên khi một sợi len bị bung ra thì toàn bộ sản phẩm cũng sẽ mất cấu trúc như ban đầu.
– Chất liệu dễ thấm nước và giữ nước lâu nên khi bị dính nước sẽ rất lâu để làm khô.
– Sử dụng lâu ngày, giặt nhiều lần sẽ làm cho các sợi len bị xù hoặc mất thẩm mỹ.