Làm thế nào để cải thiện cuộc sống gia đình sau hôn nhân? Hãy bỏ qua những mối lo ngại không công bằng với bạn hay bạn đời – chúng có thể phá vỡ hôn nhân của bạn. Nếu hôn nhân đang trong tình trạng không mong muốn thì tin tốt là: bạn có thể từng bước cải thiện nó. Vô số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu về những yếu tố góp phần tạo nên một cuộc hôn nhân tốt. Cải thiện hôn nhân đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Thế nhưng, khi kiên trì, mềm dẻo và bền lòng, bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ đó.
1. Xây dựng nền tảng vững chắc
1.1 Cùng trải tạo trải nghiệm tích cực
Những trải nghiệm tích cực này không nhất thiết phải là một chuyến du lịch hoành tráng hay hành động lãng mạn lớn lao. Trao đổi ở nhiều mức độ khác nhau, từ những vấn đề lớn đến câu nói đơn giản như “Em yêu anh” đều sẽ giúp đối phương cảm thấy được trân trọng và ghi nhận.
Dành thời gian nhìn nhận những giây phút bên nhau cũng có thể hữu ích. Chúng ta thường phớt lờ những điều tích cực trong cuộc sống và chỉ nhớ những thứ tiêu cực.
Gợi nhớ đối phương tình yêu của bạn. Dán ghi chú trong ví bạn đời hay gửi thư điện tử đầy gợi cảm. Đề nghị chuẩn bị bữa trưa cho họ vào ngày mai hoặc khiến họ ngạc nhiên bằng cách hoàn thành việc nhà mà họ ghét. Có thể không đáng kể hoặc quá nhỏ bé để làm nên sự khác biệt nhưng chính những điều nho nhỏ ấy sẽ đem lại sự kết nối vô cùng quan trọng giữa hai người.
1.2 Tăng cường tìm hiểu bạn đời
Bất kỳ ai cũng muốn được thấu hiểu và thật dễ dàng để tin rằng mình đã biết mọi điều về ai đó khi bên họ một thời gian dài. Bạn cảm thấy dường như chẳng còn lại gì để khám phá thêm được nữa. Điều này hiếm khi chính xác. Hãy cố chia sẻ suy nghĩ, lo lắng, những ký ức quý giá, những giấc mơ và cả mục tiêu của bạn với bạn đời. Đồng thời, khuyến khích họ làm điều tương tự với bạn.
1.3 Cải thiện đời sống vợ chồng
Độ nồng cháy trong tình dục giảm dần khi thời gian bên nhau nhiều hơn là hoàn toàn tự nhiên – cơ thể không thể chống đỡ lâu dài với sự hưng phấn cao độ liên tục ấy. Tuy nhiên, khám phá nhu cầu và mong muốn tình dục của bản thân và bạn đời có thể khiến hôn nhân thêm vững chắc và giúp các bạn cải thiện cuộc sống gia đình hơn.
2. Hành động mỗi ngày
2.1 Dành thời gian cho đối phương
Khi bạn hay bạn đời (hoặc cả hai) liên tục lơ là, bạn không còn cảm thấy bản thân là ưu tiên trong cuộc sống của đối phương. Không dành thời gian cho bạn đời, dù là thời gian cùng thưởng thức một buổi tối xem phim vui vẻ hay thân mật thể xác, đều có thể dẫn đến cảm giác phân cách và thất vọng.
2.2 Cùng xây dựng thói quen
Thói quen có thể là một trải nghiệm chung giữa bạn và bạn đời. Nó rất quan trọng, giúp tăng cường cảm nhận về mối quan hệ quen thuộc, riêng tư với người đó trong bạn. Thói quen không nhất thiết phải tỉ mỉ, phức tạp mà chỉ cần bền vững và duy trì kết nối giữa hai người. Hãy chủ động và trân trọng chúng. Đừng bỏ qua trừ khi thực sự gấp rút. Nhớ rằng, hôn nhân là một cuộc đầu tư: bạn sẽ thu lại những gì đã bỏ ra.
- Mỗi ngày, sau giờ làm việc, hãy ôm và hỏi bạn đời về ngày của họ. Thể hiện sự trân trọng của bạn, chẳng hạn như: “Em thích ơi là thích mỗi khi được anh đón ” hay “Anh thật tuyệt”.
- Nghĩ về mọi trình tự có thể bạn đã trải qua trong cuộc hẹn đầu tiên. Bạn đã phải sắp xếp thời gian để gặp nhau, lên kế hoạch cho những việc sẽ làm, chuẩn bị để gặp mặt và tiếp xúc theo những cách thức không hề khuôn mẫu. Hãy xem xét liệu bạn có thể đưa một trong số đó vào tương tác hàng ngày giữa hai người hay không.
- Bắt đầu truyền thống “hẹn đêm”. Không cần phải là điều gì to tát. Đó đơn giản chỉ là khoảng thời gian dành cho nhau và trân trọng đối phương.
2.3 Cùng tìm một sở thích mới
2.4 Thực hiện tháng hẹn đầu tiên
Mỗi năm một lần hay tương tự, bạn nên dành thời gian để phải lòng bạn đời lần nữa. Cân nhắc những thay đổi trong con người cũng như mục tiêu hướng đến của cả hai. Dành vài tuần hành xử như thể lần đầu hò hẹn. Những gì điều đó đem lại cho cuộc hôn nhân có thể sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.
- Dĩ nhiên, điều đó có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là có tác dụng với bạn!
2.5 Chơi trò chơi
Cờ bàn đang quay trở lại và chúng có thể là cách tuyệt vời để gắn kết và vui vẻ bên nhau. Ngoài một số trò kinh điển (Xếp chữ, Cờ tỷ phú,…), có rất nhiều trò chơi thú vị mới xuất hiện.
2.6 Dành thời gian gặp bạn bè
Thiết lập một số mối quan hệ bạn bè chung và cùng tụ tập chơi cờ, tổ chức tiệc tối, xem phim hay tham gia những hoạt động vui vẻ khác. Nhờ đó, các bạn không những có thời gian tuyệt vời bên nhau mà còn được kết nối với mọi người và cảm thấy tươi mới hơn! Bạn cũng có thể tách biệt thời gian dành cho bạn bè của riêng bạn (và thời gian bạn đời dành cho bạn bè của họ).
2.7 Cùng thưởng thức một quyển sách
Đó có thể là cùng đọc hoặc đọc cùng sách. Nhờ đó, các bạn có chủ đề để bàn luận và mở lòng với những điều mà có lẽ, trong tình huống thông thường, sẽ chẳng hề được chia sẻ. Đó có thể là sách về những sự kiện mang tính thời sự, chiến thuật nuôi dạy trẻ, sách lịch sử hay thậm chí, bộ tiểu thuyết thú vị!
2.8 Nấu ăn cho đối phương
3. Trao đổi một cách xây dựng
3.1 Xử lý mâu thuẫn
Mâu thuẫn rất phổ biến trong bất kỳ mối quan hệ nào. Chúng thậm chí còn khuyến khích sự hợp tác trong mối quan hệ và sau cùng, đem lại kết quả tốt hơn. Nhờ đó, đưa hai người xích lại gần nhau. Tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn xử lý khi mâu thuẫn xuất hiện. Hình thành thói quen giúp kiểm soát mâu thuẫn một cách có tính xây dựng, lành mạnh chắc chắn sẽ góp phần cải thiện tình trạng hôn nhân của bạn.
3.2 Chia sẽ nhu cầu của bạn
Đừng che dấu những băn khoăn của bản thân – đến sau cùng, chúng sẽ khiến bạn mắc lỗi. Hãy làm sáng tỏ những điều làm phiền bạn hay những thứ bạn cần một cách tử tế. Đừng kỳ vọng rằng bạn đời sẽ “tự hiểu” điều bạn cần. Họ không có khả năng đọc suy nghĩ người khác và cả bạn cũng vậy!
4. Làm việc như một đội
4.1 Cùng xây dựng luật lệ
Duy trì một số luật cơ bản có thể giúp ngăn chặn vấn đề từ trong trứng nước. Hãy cùng thảo luận cách bạn muốn xử lý vấn đề như lựa chọn ở cùng ai trong ngày nghỉ, ai là người chịu trách nhiệm rửa chén, lau nhà… Bàn về những tình huống có thể xảy ra trước khi chúng xuất hiện (và thậm chí viết lại) có thể giúp bạn hiểu cách phản ứng của đối phương với những quyết định và tránh nguy cơ gây phiền muộn cho người khác.
4.2 Có thời gian riêng
Cả hai cần nhớ rằng mỗi người vẫn là cá nhân riêng biệt với những nhu cầu mà chỉ bản thân mới có thể đáp ứng. Dành thời gian riêng tư để tập trung vào chính bạn và những nhu cầu của bạn là rất quan trọng. Hãy chắc rằng cả hai đều có cơ hội làm điều đó.
4.3 Thống nhất về mặt tài chính
Vấn đề tiền bạc là một trong những nguyên nhân ly dị phổ biến nhất. Hãy cũng đặt ra một số luật lệ cơ bản được đồng thuận từ hai phía. Hãy nỗ lực để không phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc và bạn sẽ phải đương đầu với ít vấn đề hơn.
5. Trách việc tranh cãi nhau
Trong cuộc sống hôn nhân không thể trách vấn đề cãi nhau, vì vậy chúng ta phải biết điểm dừng và kiềm chế đúng lúc, không để mọi chuyện đi quá xa. Phải biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách ổn thỏa, không được để cảm xúc chi phối trong quá trình tranh luận giữa 2 người rất dễ dẫn đến cãi nhau. Nhường nhịn nhau lúc cần và trách để mọi chuyện đi quá xa không thể giải quyết.
Tóm lại muốn cải thiện cuộc sống gia đình thì phải do cả 2 người cùng cố gắng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc thì đó mới là gia đình hạnh phúc.