Nghề mây tre ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình phát triển, hiện nay đồ thủ công mây tre đan đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Hiện nay, đồ thủ công mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều người dân ở thị trường nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là các nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga…
Nguồn gốc của những làng nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta
Nghề đan vốn đã có từ thời xưa, ngày xưa người dân vì không có đất và cuộc sống khó khăn nên đã tạo ra các công cụ để đơm đó, đánh lề, đan giỏ mò cua, bắt ốc. Từ nhu cầu kiếm sống đó mà nghề đan lát phát triển, không những sản xuất đủ dùng mà còn mang bán sang các vùng lân cận.
Làng nghề đồ thủ công mây tre đan
Nghề mây tre đan cũng là một trong những nghề đan đã góp phần vào phát triển văn hóa của nước ta, những ngôi làng mây tre đan nổi tiếng như Phú Vinh, Tăng Tiến, Ninh Sở,… Phú Vinh là một trong số những làng nghề nổi tiếng về nghề làm mây tre đan từ thế kỳ XVII. Hiện làng này thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Với bề dày nghề mây tre đan truyền thống hơn 400 năm, Phú Vinh là quê hương của nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa làm ra đồ thủ công mây tre đan độc đáo, tinh xảo. Đây là làng nghề mây tre đan được biết đến với rất nhiều các sản phẩm đẹp mặt, tinh tế cùng hàng loạt các mẫu mã, phối màu sắc đa dạng.
Làng nghề đồ thủ công đan cói

Sản phẩm bằng cói ở ngày càng phong phú, đa dạng như: chiếu cói, thảm cói, làn cói, hộp cói, mũ cói… đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Đồ thủ công làm từ cói những mặt hàng mang phong cách độc đáo hướng tới môi trường,được ưa chuộng không chỉ trong nước và cả trên thế giới.
Truyền thống văn hóa từ xa xưa được lưu truyền
Với mỗi làng nghề là một câu chuyện, một cội nguồn khác nhau nhưng tất cả đều bắt đầu từ những đôi tay của người nông dân xa xưa đã vẽ những văn hóa của làng nghề lên từng sản phẩm.
Đồ thủ công mây tre đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường với bộ óc tinh tế và đức tính cần mẫn, tì mỉ. Với đôi bàn tay khéo léo, những người thợ đã biến những chất liệu bình dị, đơn giản thành những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt. Không có máy móc hiện đại nào có thể thay thế được những đường nét tinh xảo, tài hoa từ đôi bàn tay của các nghệ nhân.
Để sản xuất đồ thủ công mây tre đan các nghệ nhân chuẩn bị rất kĩ càng từ khâu lựa chọn cho đến khâu chế tạo ra sản phẩm rất công phu và tỉ mỉ. Từ những vật dụng hằng ngày như: rổ, rá, khay.. nơi đây còn tạo ra những sản phẩm nội thất trang trí như: “lẵng hoa, bình hoa, đèn ngủ,..”. Với những đôi bàn tay khéo léo các nghệ nhân đã tạo nên hàng trăm cách đan khác nhau như kết hình hoa với màu sắc tạo nhiều sản phẩm có thẩm mĩ và giá trị cao.
>>> Xem thêm: Đồ mỹ nghệ Việt Nam được bạn bè quốc tế săn đón
Lời kết
Những làng nghề đan đồ thủ công mây tre đã tạo lên công ăn việc làm cho rất nhiều người dân vùng thôn. Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 5,2 triệu lao động nông thôn. Mặc dù ngành kim ngạch xuất khẩu cả đồ thủ công mây tre không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Mong rằng chúng ta những thế hệ tương lai cũng sẽ giữ được nét đẹp của văn hóa Việt Nam và phát triển thành một ngành hàng xuất khẩu mạnh mẽ. Nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu đồ thủ công mây tre tại Hàn Quốc hãy liên hệ ngay với Tixtax