Cách chống say tàu xe hiệu quả nhất mà bạn cần biết

Chống say tàu xe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi phải đi xa. Có nhiều mẹo giúp các chị em thoát cơn say xe hiệu quả.

A. Tại sao có hiện tượng say xe?

Say tàu xe là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này. Dẫn đến việc gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt và buồn nôn.

1. Triệu chứng say tàu xe

Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị say tàu xe bao gồm: Buồn nôn, nôn, xanh xao, đổ mồ hôi, chảy nước dãi, khó thở, hơi thở ngắn, chóng mặt, buồn ngủ

Các biểu hiện phổ biến khác có thể là: Đổ mồ hôi, cảm thấy không thoải mái, có cảm giác không khỏe (khó chịu).

Một vài triệu chứng nhẹ của say tàu xe có thể thấy là: Đau đầu, khó chịu nhẹ, ngáp.

tai-sao-co-hien-tuong-say-xe

B. Mẹo chống say tàu xe hiệu quả

1. Chọn ngồi ghế trước

Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe.

Nếu đi tàu thuyền nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu.

2. Sử dụng vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 30 phút – 1 tiếng, dùng 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

meo-chong-say-tau-xe-bang-vo-quyt

3. Dùng bánh mì

Một chiếc bánh mì nóng giòn khi bạn đi tàu xe là cứu tinh cho các tình huống say xe. Nếu bạn thấy có triệu chứng bị say hãy ngửi mẩu bánh mì đó, chắc chắn sẽ có tác dụng.

Bánh mì cũng giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng để giảm cảm giác say xe. Vì khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

banh-mi-giup-giam-say-xe-hieu-qua

4. Ăn vặt

Nhai kẹo cao su là một phương pháp đơn giản để giảm chứng say xe nhẹ. Bạn cũng có thể ăn vặt trên xe, nói chung cử động nhai có thể giúp làm giảm các tác động do xung đột tín hiệu giữa mắt và tai gây ra.

Một bữa ăn nhẹ như bánh quy cũng có thể giúp bạn hết buồn nôn. Những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc axit có thể khiến tình trạng của bạn trầm trọng hơn vì chúng khó tiêu. Ngoài ra táo, chuối, bánh mì,… Cũng là những thực phẩm tốt cho bạn.

5. Sử dụng gừng

Nước gừng là một vị thuốc để điều trị buồn nôn, nó giúp ích rất nhiều cho những người bị say tàu xe. Nên uống một ít nước gừng trước khi khởi hành khoảng 30 phút. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu theo đơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng gừng. Bạn cũng có thể sử dụng kẹo gừng nhưng chúng không hiệu quả bằng nước gừng.

dung-gung-de-giam-say-tau-xe

6. Ngủ giúp giảm say xe hiệu quả

Không nên nhìn xung quanh hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

7. Dùng thuốc, nếu các biện pháp khác không có tác dụng

Bên cạnh những cách chống say xe theo kinh nghiệm, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi đi du lịch.

  • Scopolamine. Loại thuốc này được dùng phổ biến nhất cho người say tàu xe. Bạn nên uống trước 1h trước khi lên xe. Ngoài ra, có dạng miếng dán sau tai để chống say xe, có hiệu quả trong vòng 6 – 8 tiếng.

  • Promethazin. Bạn nên uống thuốc 2 giờ trước khi lên xe và hiệu lực kéo dài 6 – 8 giờ. Tác dụng phụ của thuốc có thể là buồn ngủ và khô miệng.

  • Cyclizine. Thuốc có tác dụng khi uống trước 30 phút và khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

  • Dimenhydrinat. Uống thuốc sau mỗi 4 – 8 giờ để đề phòng say xe. Phù hợp với đoạn đường di chuyển ngắn.

  • Meclizine. Thuốc có hiệu quả khi uống 1 giờ trước khi lên xe, không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Nhìn chung các thuốc chống say xe thường kèm theo tác dụng phụ là gây buồn ngủ và khô miệng.
Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, hoặc có tiền sử dị ứng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
0971217371
Facebook Chat Zalo Maps