nhung-bo-phan-can-giu-am-khi-troi-vao-mua-dong

Giữ ấm mùa đông tránh khỏi bệnh tật

Giữ ấm mùa đông rất quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ vừa người lớn. Chúng ta cần biết để tránh các hệ lụy nguy hiểm.

Sau đây là những bộ phận cần phải giữ ấm vào mùa đông.

1. Giữ ấm cổ họng

1.1 Khăn Quàng giữ cổ ấm

Một chiếc khăn quàng là giải pháp cần thiết để giúp bạn luôn giữ cổ ấm áp trong mùa đông. Khăn quàng cổ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như len, lụa, tơ tằm, chinfon, nhung, dạ…

Mỗi chất liệu có khả năng giữ ấm khác nhau, bạn nên căn cứ vào thời tiết để lựa chọn khăn quàng phù hợp. Những ngày chớm lạnh, bạn có thể quàng khăn lụa, voan mỏng. Khi nhiệt độ giảm sâu, bạn nên quàng khăn dạ, khăn len để đảm bảo cổ luôn được giữ ấm.

Bạn cần lưu ý là các loại khăn làm từ len, nhung, dạ… rất dễ bị giãn, xù, cần giặt và bảo quản đúng cách để khăn không bị giãn, hỏng mà vẫn giữ nguyên tác dụng giữ ấm như lúc mới mua.

1.2 Áo cáo cổ

Nếu bạn cảm thấy việc quàng khăn là vướng víu, những chiếc khăn to sụ cũng sẽ khiến những cô nàng “nấm lùn” trông lùn hơn đi thì bạn có thể thay thế việc quàng khăn bằng những chiếc áo cao cổ. Áo cao cổ vừa thời trang, vừa giúp bạn có thể giữ ấm cổ, tránh sự xâm nhập của những cơn gió lạnh độc.

1.3 Đeo khẩu trang khi ra đường

Mũi và cổ họng có liên quan mật thiết với nhau. Nếu để mũi nhiễm lạnh thì sẽ xảy ra hiện tượng sổ mũi. Nước mũi khi đặc quánh thì sẽ tập trung ở cổ họng thành đờm khiến cổ họng đau rát và có thể xuất hiện kèm theo những cơn ho.

Bởi thế, bảo vệ mũi cũng là cách bảo vệ cổ họng hữu hiệu. Tốt nhất, khi ra đường những ngày trời lạnh, bạn nhất định phải đeo khẩu trang vừa để giữ ấm cho mũi lại vừa tránh hít phải bụi bẩn ô nhiễm.

1.4 Hạn chế ăn uống đồ lạnh

Nhiều người thích ăn, uống những món đồ như kem, đồ đá xay trong ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc này có thể khiến cổ họng của bạn bị nhiễm lạnh, sưng, đau rát. Vì thế, bạn nên hạn chế đồ uống, đồ ăn lạnh khi trời rét. Thay vì một cốc sinh tố đá xay, một ly kem thì một ly trà gừng ấm nóng, một cốc cacao hoặc sữa nóng sẽ phù hợp hơn.

dau rat co hong khi troi lanh 5 1

2. Mũi cần giữ ấm mùa đông

2.1 Giữ ấm mũi

Luôn giữ ấm vùng mũi, vùng họng trong suốt mùa đông. Thực chất đây là một phần trong kế hoạch giữ ấm cơ thể. Phải luôn đảm bảo rằng mũi luôn được giữ ấm bất kể khi nào: kể cả trong nhà hay đang ở ngoài đường. Cần xây dựng cho mình thói quen đeo khẩu trang, quàng khăn cổ, đeo găng tay mỗi khi ra ngoài đường. Đây không chỉ là cách giữ ấm mũi mùa đông mà còn giúp bảo vệ cơ thể toàn diện, phòng tránh những căn bệnh không đáng có do ảnh hưởng của thời tiết.

2.2 Vệ sinh mũi

Thời tiết mùa đông khiến con người ta thường lười vệ sinh cơ thể, nhất là vùng mũi. Chúng ta thường ít để ý đến và thường cho rằng khu vực mũi thường khá sạch. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, mũi chính là bộ phận tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp nhất với không khí. Nhờ quá trình hít thở của mình, sự sống được duy trì, đồng thời quá trình hít khí O2 thường kéo theo rất nhiều bụi bẩn ở phần lông bên trong mũi. Cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước ấm để đảm bảo quá trình hô hấp diễn ra thường xuyên, hiệu quả.

3. Giữ ấm bụng

Bụng là bộ phận cực kỳ nhạy cảm khi trời bắt đầu trở lạnh. Nếu bạn không giữ ấm bụng tốt sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh bụng. Nhiễm lạnh bụng làm tiêu chảy, nặng hơn có thể gây mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.

Hầu như bạn nào cũng mặc nhiều lớp áo để chống lạnh nên phần bụng được giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều là ngoài việc chống lạnh từ bên ngoài thì bạn cũng nhớ làm ấm bụng từ bên trong. Tốt nhất, bạn nên tránh các loại đồ ăn thức uống quá lạnh mà hãy tăng cường sử dụng nước ấm, thức ăn ấm để tăng độ ấm cho bụng hơn.

giu-am-vung-bung

4. Giữ ấm bàn chân vào mùa đông

4.1 Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa

Cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Không nên dùng chân trần dẫm xuống chậu nước lạnh để giặt quần áo hay chăn màn. Nếu phải làm ruộng, bạn nên đi ủng bảo vệ đôi chân.

4.2 Giữ ấm chân với tất

Tất là một trong những vật dụng vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta vào những ngày mùa đông. Để không bị lạnh chân, bạn nên mang tất thường xuyên, kể cả khi ra ngoài hay ở trong nhà. Hiện nay có rất nhiều loại tất được bán trên thị trường. Nhưng những loại tất thời trang, mỏng, thấp cổ gần như không thể giữ ấm. Vì vậy, bạn nên chọn loại tất đủ giày, cổ cao, khi đi thoải mái, không bị chật.

4.3 Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước nóng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giúp giữ ấm cho bàn chân, khử mùi hôi chân và hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Hơn nữa còn cải thiện chứng mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu…

96474696 5d41 4da2 bf43 9daec51a272d 1

Có thể bạn quan tâm: Cách trị ho, Vitamin C

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
0971217371
Facebook Chat Zalo Maps