Thời tiết vào đông thường hay khiến nhiều căn bệnh dễ đến. Mặc dù bệnh vẫn có thể xuất hiện vào các thời điểm khác trong năm, nhưng rõ ràng tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa đông. Tình trạng này diễn ra phổ biến qua nhiều năm, nên nhiều người mặc định công nhận điều đó là hiển nhiên.
Hãy cùng tìm hiểu những căn bệnh hay mắc vào mùa đông và cách chữa trị.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những bệnh lý con người hay mắc phải với tần suất 4 – 8 lần/năm đối với trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi) và 2 – 4 lần/năm đối với người lớn. Bệnh cảm lạnh xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, bị các chủng virus tấn công. Các triệu chứng bệnh phổ biến gồm: hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, sốt, ho,…
Khi cảm lạnh bạn nên:
– Ăn uống đầy đủ.
– Nghỉ ngơi đầy đủ
– Làm dịu cổ họng
– Làm đổ mồ hôi
-Làm thông mũi
– Duy trì độ ẩm trong phòng
Viêm họng vào mùa đông
Sở dĩ khi lạnh sẽ có nhiều người bị viêm họng đó là do thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, trong trường hợp người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích do không ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất nên là cơ hội để virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào và dẫn đến viêm họng cấp.
Để đề phòng viêm họng cấp, bạn nên:
– Tránh bị nhiễm lạnh
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
– Giữ khoang miệng sạch sẽ
– Đeo khẩu trang khi ra đường.
– Tránh môi trường lạnh và hạn chế uống nước lạnh hoặc đồ có đá
Đau khớp
Đau nhức, thoái hóa xương khớp là các triệu chứng và bệnh lý khá thường gặp, đặc biệt ở người trung hoặc cao tuổi. Thực tế, phần lớn bệnh nhân xương khớp cho biết, tình trạng bệnh, đặc biệt là triệu chứng đau nhức, tê mỏi thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, ví dụ như: mưa lạnh, thời tiết chuyển mùa, lạnh vào ban đêm và sáng sớm,…
Cách giảm đau khớp vào mùa đông
– Xoa bóp, massage
– Chườm nóng
– Tắm nước nóng
Hạ thân nhiệt
Hạ nhiệt là tình trạng nhiệt độ của cơ thể xuống dưới 35oC. Hạ nhiệt bất ngờ là hậu quả do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh, có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với bệnh nhân bị hạ nhiệt thứ phát do biến chứng của một rối loạn toàn thân nặng
Chăm sóc và điều trị khi bị hạ thân nhiệt
Việc làm ấm lại bệnh nhân là rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị người bị hạ nhiệt. Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường lạnh. Nếu phủ ấm đầu thì tốc độ ấm lại mỗi giờ là 0,5oC – 2,0oC đối với người khoẻ mạnh mới bị hạ nhiệt đột xuất, nhẹ, bệnh nhân có đủ dinh dưỡng và glycogen để giúp quá trình nội sinh nhiệt. Làm ấm lại tốt nhất bằng cách dùng chăn toả nhiệt hoặc đắp khăn nóng. Có thể dùng các liệu pháp: ngâm bàn tay, cẳng tay, bàn chân và bắp chân trong nước 44o – 45o; dùng ôxy ẩm nóng (40o – 45o) làm ấm đường thông khí qua khẩu trang.
Bệnh cúm vào mùa đông
Bệnh cảm cúm thường gặp khi tiết trời chuyển mùa, khoảng từ tháng 10 cuối năm kéo sang đầu xuân. Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết cộng với sức đề kháng của cơ thể bị yếu không phản ứng kịp dễ bị mắc cúm. Thêm vào đó, do trời lạnh, các nhà thường xuyên đóng cửa sổ, tạo điều kiện cho virus cúm phát triển mạnh hơn.
Người bị bệnh cúm sẽ có cảm giác đau ở họng, nơi đầu tiên virus cúm xâm nhập vào. Các biểu hiện tiếp theo là chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau đầu, chóng mặt và sốt. Triệu chứng xảy ra từ 1 – 4 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Người mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi, viêm cơ, tấn công hệ thần kinh.
Những mẹo chữa trị cảm cúm mùa đông
– Hỉ mũi thường xuyên
– Nghỉ ngơi
– Súc miệng
– Uống nước nóng
– Thoa tinh dầu bạc hà cho mũi