không sử dụng túi nilon

Tác hại của túi nilon với môi trường và con người

Chúng ta sử dụng túi nilon hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết về những hậu quả nghiêm trọng của nó. Bài viết sau sẽ làm rõ những tác hại của nó đối với môi trường và sức khỏe người sử dụng.

A. Tác hại túi nilon đối với môi trường

Theo nhiều nghiên cứu, túi nilon khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Và việc tiêu hủy chúng cũng là một điều nan giải.

1. Đốt rác thải nhựa, nilon gây ô nhiễm môi trường

Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, khiến lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra môi trường ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời. Vì thế hiện tượng đốt rác thải nhựa, bao bì nilon được diễn ra ngày một nhiều.

Chính việc đốt túi nilon tưởng chừng như rất sạch sẽ ấy, lại sản sinh ra nhiều loại khí độc. Chính là CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính nóng lên toàn cầu.

đốt túi nilon

2. Tác hại của túi nilon đến môi trường sinh thái

Túi nilon là sản phẩm sử dụng một lần, thời gian sử dụng ngắn rồi vứt. Do tính khó phân hủy của chúng đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của người dùng và môi trường sinh thái. đây chính là nguyên nhân to lớn dẫn đến ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn.

Túi nilon còn bào mòn đất đai, tàn phá hệ sinh thái chúng nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Thậm chí gây ngập úng lụt lội, đường ống dẫn nước bị nghẹt do bị túi nilon lắp kín.

Túi nilon còn gây nguy hiểm, phá hoại sinh vật, những bao bì nilon trôi xuống hồ, biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải nilon. Thực tế có rất nhiều sinh vật đã chết do ăn phải các hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi xuống biển.

túi nilon ảnh hưởng hệ sinh thái biển

B. Tác hại túi nilon đối với sức khỏe con người

Túi nilon được làm từ dầu mỏ nên khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan. Chất độc gây ngộ độc và ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư và giảm khả năng miễn dịch.

Một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này chưa được loại bỏ hết như: Chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, Cadimi,… Sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể con người trong quá trình sử dụng. Ngày 25/3, nhóm chuyên gia tại Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan, phát hiện những trường hợp đầu tiên có hạt vi nhựa trong máu. Các hạt có thể di chuyển xung quanh cơ thể và chui vào nhiều cơ quan.

Chính việc đốt chúng tưởng chừng như rất sạch sẽ ấy, lại sản sinh ra nhiều loại khí độc. Gây ra hiện tượng khó thở, làm ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Nhất là nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm một cách thường xuyên.

túi nilon suc khoe con nguoi

C. Giải pháp hạn chế tác hại của rác thải nhựa, nilon

Túi nilon với những tác hại khôn lường thì chúng ta cần biết những giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường sinh thái và con người. Sau đây là những giải pháp mà chúng tôi đề xuất:

  • Hạn chế tối đa, dần dần tiến tới không sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.
  • Khuyến khích sử dụng sản phẩm đựng đồ được làm từ những nguyên liệu dễ phân hủy, trong môi trường như: Giấy, tre, nứa, cói,…
  • Khi bạn đi chợ, chúng ta hãy mang theo làn, giỏ, túi, hộp đựng thực phẩm,… Hay sử dụng giấy, các loại lá chuối, lá sen,… Để bao gói.
  • Trong trường hợp không thể không sử dụng túi nilon, thì tốt nhất chúng ta nên để các loại thực phẩm, hàng hóa để chung cùng một túi.
Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
0971217371
Facebook Chat Zalo Maps