Được làm từ gạo và có quy trình cũng tương tự sản xuất bia, lượng cồn trong rượu Sake thường từ 18% – 20% nhưng sẽ pha loãng xuống còn 15% khi đóng chai. Sau đây là 4 loại rượu Sake nổi tiếng ở Nhật Bản để khách du lịch uống thử
Bên cạnh Sushi thì rượu Sake cũng là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của người Nhật Bản. Thưởng thức 1 ly Sake khi ăn các món đặc sản địa phương là kinh nghiệm khá thú vị trong chuyến du lịch Nhật bản.
[toc /]
Junmai
Rượu Sake Junmai ở Nhật Bản
Honjozo
Rượu Sake Honjozo ở Nhật Bản
Honjozo cũng tương tự như rượu Junmai nhưng có thêm một lượng rượu nhỏ để làm tăng hương vị. Điều này sẽ làm cho nó có mùi thơm hơn. Mức độ xay nát của gạo khi làm loại rượu này là 70%. Rượu Honjozo thì du khách có thể uống bình thường, không cần hâm nóng.
Ginjo
Khác với 2 loại rượu Sake nổi tiếng ở Nhật Bản kể trên, rượu Ginjo có bổ sung thêm nấm men nên nhiệt độ lên men của nó sẽ thấp hơn và giữ được hương thơm nhiều hơn. Hạt gạo nấu loại rượu này được xay nhuyễn 40%.Và nhà hàng thường phục vụ rượu Ginjo ướp lạnh để giữ hương vị của nó. Tuy nhiên nếu quá lạnh thì cũng không tốt vì có thể giết chết vị của rượu.
Daiginjo
Rượu Sake Daiginjo ở Nhật Bản
Gạo để làm loại rượu Daigino được xay khoảng 60% và có mùi thơm hơn 3 loại còn lại. Vị dư của rượu cũng ngắn hơn làm người uống cảm thấy dễ chịu, ít bị nhức đầu. Loại rượu này có pha thêm rượu chưng cất để làm loãng nồng độ cồn.
Gekkeikan Traditional
Rượu Sake Gekkeikan Traditional là dòng rượu cao cấp của Gekkeikan. Loại rượu này được coi là quốc tửu của xứ sở phù tang, rất được ưa chuộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Rượu Sake Gekkeikan Traditional là một loại rượu gạo truyền thống của Nhật Bản. Rượu được làm từ gạo Sakamai, men Koji và nước tinh khiết. Hạt gạo được mài tròn đến 75%, nước tinh khiết được lấy ở độ sâu 1500m.
Ngoài 5 loại rượu Sake nổi tiếng kể trên thì trong chuyến du lịch Nhật Bản, du khách sẽ còn thấy một số loại rượu Sake khác được bày bán trong cửa hàng. Ví dụ như: Shinshu, Koshu, Namazake, Tezukuri,Nigorizake,…