Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với một chất kích thích. Ho kéo dài luôn là nguyên nhân của một bệnh lý và cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên ở mức độ nhẹ và vừa cũng có thể cách trị ho tại nhà bằng những cách sau.
1. Cách trị bằng trà gừng
Uống trà gừng tươi là cách đơn giản nhất để làm dịu các cơn ho, giữ ấm cho cơ thể. Cách này khá hiệu quả khi bị ho do cảm cúm, cảm lạnh.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
- 5 lá bạc hà.
- ½ quả chanh.
- 20g mật ong.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch gừng và lá bạc hà.
Bước 2: Gừng cạo sạch vỏ và thái mỏng, rồi đem giã nhuyễn.
Bước 3: Chuẩn bị 300ml nước sôi, rồi cho gừng và lá bạc hà vào hãm khoảng 20 phút.
Bước 4: Sau đó cho thêm mật ong và nước cốt chanh vào tách trà, khuấy đều rồi uống mỗi ngày 2 lần.
2. Cách trị ho bằng mật ong và quất xanh
Quất xanh là một trong những “ vị thuốc “ chữa ho thần kỳ cho cả ho khan và ho có đờm. Cách chữa ho mà dân gian sử dụng phổ biến đó là mật ong hấp quất hoặc chanh.
Nguyên liệu:
- Quất xanh: 2- 3 quả.
- Mật ong nguyên chất: khoảng 3 thìa.
- 1 chiếc bát nhỏ cùng một chút nước trắng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch quất, cắt ngang quất làm 2, để nguyên hạt. Nên để nguyên hạt vì hạt quất chứa các chất có tác dụng long đờm, làm ấm thanh quản tốt.
Bước 2: Cho quất đã cắt, mật ong đã chuẩn bị vào một tô nhỏ.
Bước 3: Đem hấp cách thủy hỗn hợp trên 20 – 30 phút. Sau đó, có thể dùng được luôn.
Bước 4: Sử dụng đều đặn 3 – 5 lần/ ngày.
3. Cách trị ho bằng tỏi ngâm mật ong
Bên cạnh cách hấp cách thủy, bạn cũng có thể kết hợp tỏi và mật ong.
Nguyên liệu:
- Tỏi (1-2 củ).
- Mật ong (1 lọ).
Cách thực hiện:
Bước 1: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Cho tỏi vào bình thủy tinh, cho ngập ong ngập lượng tỏi.
Bước 3: Đậy nắp và ngâm khoảng 2 tuần, sử dụng mỗi ngày 2 lần.
4. Cách trị ho bằng lá húng chanh với đường phèn
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả, ta cùng tìm hiểu cách kết hợp của lá húng chanh cùng đường phèn.
Nguyên liệu:
- 40g lá húng chanh.
- 15g đường phèn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngâm lá húng chanh với nước muối pha loãng.
Bước 2: Vớt húng chanh ra cái rổ rồi để ráo, tiếp đó thái húng chanh thành sợi nhỏ.
Bước 3: Cho đường phèn vào phần lá húng chanh đã sơ chế và trộn đều.
Bước 4: Đổ nước sôi vào hỗn hợp trên, hãm trong vòng 10 phút là có thể uống. (Chia thành 2 phần uống trong ngày.)
5. Cách Trị ho bằng tinh nghệ và tắc
Bài thuốc chữa ho từ nghệ tươi và tắc được dùng trong các trường hợp như cảm nóng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng,…
Nguyên liệu:
- Nghệ tươi củ nhỏ .
- Tắc trái xanh.
- Mật ong.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nghệ làm sạch, giã nhỏ. Cắt quất làm đôi, loại bỏ hạt cho vào bát nghệ vừa giã.
Bước 2: Thêm 3 thìa mật ong và một nửa chén nước, chưng cách thủy khoảng 15 phút. (Bài thuốc này có thể sử dụng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh). Nếu dùng thuốc khi mới có triệu chứng sẽ rất mau khỏi. Có thể làm thuốc dự trữ trong tủ lạnh khoảng vài tuần để dùng dần khi bị ốm.
5. Trị ho bằng cháo lá hẹ
Không chỉ là món ăn dinh dưỡng, cháo lá hẹ còn hay được nấu mỗi khi bị ho.
Nguyên liệu:
- Gạo nửa chén.
- Nắm lá hẹ.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa các nguyên liệu thật sạch với nước.
Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu thành cháo.
Bước 3: Đến khi gần chín thêm lá hẹ đã thái nhỏ và gia vị vào là đã có thể sẵn sàng thưởng thức.
6. Trị ho bằng nước tía tô
Cách trị ho này vô cùng đơn giản và dùng lá tía tô nguyên chất.
Nguyên liệu:
- 2 nắm tía tô.
Cách thực hiện:
Cách thực hiện đơn giản: Lá tía tô rửa sạch, đun với nước uống hằng ngày. nâu được nhiều lần nước uống trong khoảng một tuần. (Có thể cho thêm lá kinh giới uống kèm cũng tăng hiệu quả trị ho). Lá tía tô cũng là loại rau thêm được dùng trong bữa ăn hàng ngày vì thế có thể vừa dùng nước tía tô và ăn có thể ăn sống mỗi bữa. Có thể bạn quan tâm: Lợi ích từ mật ong, mẹo vặt cuộc sống